Thông tin chi tiết
Tên thủ tục: Hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh):
Lĩnh vực: Người có công (xã)
Số ngày xử lý: 50
Phòng ban xử lý: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Lệ phí:
Hướng dẫn thủ tục:

Hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh):
a. Hồ sơ lập thành 02 (hai) bộ gồm:
- Người bị thương lập bản khai cá nhân (theo mẫu TB).
- Giấy xác nhận của Hội cự Thanh niên xung phong cấp xã (đối với người bị thương có tham gia thanh niên xung phong, nếu cấp dưới không có Hội thì Hội cấp trên trực tiếp xác nhận).
- Giấy xác nhận đề nghị của Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi cấp xã về xác nhận người hưởng chính sách như thương binh.
- Danh sách niêm yết công khai và Biên bản niêm yết công khai do UBND cấp xã xác lập.
- Biên bản họp Hội đồng xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (theo mẫu BB-TB).
- Biên bản họp xét duyệt (từng hồ sơ) của Ban chỉ đạo xét duyệt xác nhận người có công cấp thị xã.
- Biên bản kiểm tra vết thương thực tế của cơ quan y tế cấp huyện (mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại điểm b, d, đ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH- BQP.
- Giấy chứng nhận bị thương.
b. Trình tự thực hiện:
-Bước 1: Đối tượng lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm giấy tờ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã, phường nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia cách mạng. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu hợp lệ thì cập nhập thông tin vào phần mền “Một cửa” in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (in phiếu hẹn ngày trả kết quả); nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn (chỉ thực hiện 1 lần) để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định. Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập hợp hồ sơ và lập danh sách trình lãnh đạo UBND xã, phường để giải quyết.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường trong thời hạn 09 ngày làm việc có trách nhiệm:
+ Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh(Trường hp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp);
+ Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
+ Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
+ Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội kèm theo giấy tờ, hồ sơ theo quy định chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã.
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường chuyển đến (kể cả thông tin trên phần mền một cửa liên thông) hoặc cá nhân nộp; nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (phiếu hẹn ngày trả kết quả); nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn (chỉ thực hiện 1 lần) để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định. Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập phiếu theo dõi và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để giải quyết.
- Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 49 ngày làm việc có trách nhiệm thẩm tra lại hồ sơ và chuyển những hồ sơ đảm bảo quy định cho cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN). Sau khi kiểm tra và lập biên bản kiểm tra Phòng lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân thị xã thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; Những hồ sơ không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản hoặc phiếu hướng dẫn nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã để biết và thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
c. Thời gian giải quyết:
- Thời gian giải quyết hồ sơ quy định tại bước 1-2, UBND xã, phường không quá 10 ngày (mười) ngày làm việc không tính thời gian niêm yết công khai tại xã, phường.
- Thời gian giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3-4 không quá 50 (năm mươi) ngày làm việc. 

Hồ sơ kèm theo
1/ Người bị thương lập bản khai cá nhân (theo mẫu TB) kèm theo một trong những giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng
2/ Giấy xác nhận của Hội cự Thanh niên xung phong cấp xã
3/ Giấy xác nhận đề nghị của Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi cấp xã về xác nhận người hưởng chính sách như thương binh
4/ Danh sách niêm yết công khai và Biên bản niêm yết công khai do UBND cấp xã xác lập
5/ Biên bản họp Hội đồng xác nhận người hưởng chính sách như thương binh
6/ Biên bản họp xét duyệt (từng hồ sơ) của Ban chỉ đạo xét duyệt xác nhận người có công cấp huyện
7/ Biên bản kiểm tra vết thương thực tế của cơ quan y tế cấp huyện
8/ Giấy chứng nhận bị thương
Chưa cấu hình quy trình xử lý cho thủ tục này